Cắt lợi trùm răng khôn là một thủ thuật nha khoa phổ biến giúp giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm và tạo điều kiện cho răng khôn mọc đúng vị trí. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn có nên thực hiện cắt lợi trùm hay không? Hãy cùng Nha Khoa One Way tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Lợi trùm răng khôn là gì?
Thông thường, răng khôn khi mọc lên có thể gây ra nhiều phiền toái. Do các răng vĩnh viễn đã chiếm chỗ trên cung hàm, răng khôn thường gặp khó khăn khi trồi lên, dễ mọc lệch hoặc mọc ngầm dưới nướu, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, việc vệ sinh khu vực này cũng trở nên khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và hình thành mảng bám, lâu dần gây viêm lợi trùm răng khôn.
Lợi trùm răng khôn là tình trạng mô nướu bao phủ một phần hoặc toàn bộ răng khôn, cản trở quá trình mọc răng. Điều này không chỉ gây đau nhức, sưng viêm mà còn có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết lợi trùm răng khôn:
- Nướu sưng đỏ, đau nhức, nhất là khi ăn nhai.
- Có thể bị chảy máu hoặc mưng mủ.
- Hơi thở có mùi do thức ăn mắc kẹt dưới nướu.
- Đau lan sang má, thái dương, tai hoặc cổ.
Nếu bạn gặp các triệu chứng trên, có thể bạn đang bị lợi trùm răng khôn và cần thăm khám sớm để tránh biến chứng.
Có nên cắt lợi trùm răng khôn không?
Có nên cắt lợi trùm răng khôn hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng khôn của bạn.
Nên cắt lợi trùm khi
- Răng khôn mọc thẳng, răng có khả năng trồi lên hoàn toàn sau khi cắt lợi trùm.
- Lợi trùm lên gây viêm nhiễm, đau nhức kéo dài. Lúc này cắt lợi trùm sẽ giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng sưng viêm.
Không nên cắt lợi trùm khi
- Trong trường hợp răng khôn mọc ngang hoặc mọc nghiêng, việc cắt lợi trùm không mang lại hiệu quả triệt để, vì không thể giải quyết tận gốc các biến chứng do răng khôn mọc lệch gây ra. Khi đó, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Khách hàng mắc các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, rối loạn đông máu. Lúc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ chủ trị để có được giải pháp tối ưu nhất.
- Phụ nữ mang thai nên chờ sau khi sinh mới nên thực hiện cắt lợi trùm. Bởi trong quá trình thực hiện có gây tê và sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Để ngăn ngừa tình trạng viêm lợi trùm, nên thăm khám răng miệng định kỳ và có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách.
Cắt lợi trùm có đau không?
Cắt lợi trùm có thể gây đau nhẹ, nhưng mức độ đau tùy thuộc vào từng người và phương pháp thực hiện. Khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình cắt. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy đau nhức hoặc hơi khó chịu trong vài ngày đầu.
Để giảm đau sau khi cắt lợi trùm, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:
- Uống thuốc giảm đau đúng – đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Chườm lạnh trong 24h đầu để giảm sưng
- Tránh ăn đồ cứng, cay nóng, rượu bia
- Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý
Sau khoảng 5-7 ngày, vết thương sẽ lành dần và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu đau kéo dài hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng to, chảy mủ, sốt…), bạn nên tái khám ngay.
Các phương pháp cắt lợi trùm răng khôn phổ biến
Khi lợi trùm chỉ mới ở giai đoạn viêm nhẹ, chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên, nếu cần can thiệp để loại bỏ lợi trùm, bác sĩ sẽ áp dụng một trong các phương pháp sau:
Cắt lợi trùm bằng laser
Thay vì sử dụng dao phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng tia laser tác động lên mô lợi để loại bỏ phần lợi trùm. Với kỹ thuật chính xác, bác sĩ sẽ đảm bảo tia laser không ảnh hưởng đến men răng, tránh làm suy yếu hoặc bào mòn răng.
Cắt lợi trùm bằng dao điện cao tần
Phương pháp này cắt lợi trùm một cách nhanh chóng và chính xác. Cắt lợi trùm bằng dao điện cao tần giúp kiểm soát cầm máu tốt và rút ngắn thời gian phục hồi, đồng thời hạn chế đau nhức so với phương pháp truyền thống.
Cắt lợi trùm thủ công bằng dao mổ
Đây là phương pháp phổ biến, được thực hiện bằng cách bác sĩ tiêm thuốc tê để giảm đau, sau đó dùng dao mổ rạch nướu và loại bỏ phần lợi trùm. Sau khi cắt xong, bác sĩ tiến hành cầm máu bằng bông gòn hoặc chỉ khâu để giúp vết thương lành nhanh hơn.
Vậy tóm lại có nên cắt lợi trùm răng khôn không? Câu trả lời là CÓ nếu răng khôn của bạn mọc thẳng và có khả năng trồi lên hoàn toàn. Ngược lại, nếu răng khôn mọc lệch, gây chèn ép, bạn nên cân nhắc nhổ bỏ để tránh biến chứng.
Hãy đến ngay Nha Khoa One Way để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương án phù hợp nhất với tình trạng răng miệng của bạn nhé!