logosite
0%
Loading ...

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT CƯỜI HỞ LỢI: ĐÂU LÀ LỰA CHỌN TỐI ƯU NHẤT?

Cười hở lợi không phải là một bệnh lý răng miệng, nhưng khá ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự tự tin khi giao tiếp. Vậy giữa các phương pháp phẫu thuật cười hở lợi hiện nay, thì đâu là lựa chọn tối ưu nhất? Hãy cùng nha khoa One Way tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi là tình trạng khi cười, phần nướu (lợi) lộ ra quá mức, thường trên 3mm so với viền răng. Điều này làm mất đi sự hài hòa giữa răng, lợi và môi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nụ cười.

cười hở lợi
Cười hở lợi có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm:

  • Do xương hàm: Xương hàm trên phát triển quá mức, đẩy lợi xuống thấp làm lộ nhiều nướu khi cười.
  • Do răng: Răng mọc không đúng vị trí, kích thước răng ngắn so với lợi, làm tỷ lệ răng – lợi mất cân đối.
  • Do môi: Môi trên ngắn hoặc cơ môi trên hoạt động quá mạnh, kéo môi lên cao khi cười.
  • Do lợi phát triển quá mức: Phần mô nướu dày hoặc phì đại che phủ thân răng, khiến lợi trông dài hơn bình thường.

Các phương pháp điều trị cười hở lợi

Phương pháp không phẫu thuật

  • Niềng răng: Trường hợp răng mọc quá thấp (lún răng) hoặc sai khớp cắn, đặc biệt là khớp cắn hở/ sâu. Thì niềng răng là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện cả chức năng thẩm mỹ và ăn nhai.

cười hở lợi

  • Tiêm botox: áp dụng cho trường hợp cười hở lợi do cơ nâng môi trên hoạt động quá mức và mức độ hở lợi nhẹ – trung bình (khoảng 3 – 5mm)

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp cười hở lợi mức độ nặng hoặc không cải thiện bằng các biện pháp không phẫu thuật. Các phương pháp bao gồm:

  • Cắt nướu răng: Loại bỏ phần mô nướu dư thừa, tái tạo đường viền nướu hài hòa, giúp nụ cười cân đối hơn.

phẫu thuật cười hở lợi bằng laser

  • Cắt nướu kết hợp di chuyển vạt nướu: Kết hợp loại bỏ mô nướu và điều chỉnh vạt nướu để tạo hình nướu thẩm mỹ, khắc phục tình trạng hở lợi.
  • Phẫu thuật chỉnh hàm: Phẫu thuật Lefort 1 là phương pháp can thiệp vào xương hàm trên, giúp điều chỉnh vị trí hàm, từ đó giảm tình trạng cười hở lợi hiệu quả và lâu dài. Đây là giải pháp triệt để nhất, đặc biệt với trường hợp hở lợi do xương hàm trên phát triển quá mức.

Mỗi trường hợp cười hở lợi có nguyên nhân và mức độ khác nhau, vì vậy sẽ có phương pháp điều trị phù hợp riêng. Để xác định phương pháp phẫu thuật tối ưu nhất, bạn nên đến nha khoa hoặc bệnh viện chuyên sâu để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phẫu thuật cười hở lợi được thực hiện như thế nào?

Quy trình phẫu thuật cười hở lợi có thể thay đổi tùy theo mức độ hở lợi và phương pháp phẫu thuật được áp dụng. Tuy nhiên, nhìn chung, các bước thực hiện sẽ bao gồm:

  • Gây tê: Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ (hoặc gây mê nếu cần) để đảm bảo bạn không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật.

bác sĩ điều trị

  • Loại bỏ mô nướu thừa: Sử dụng dao phẫu thuật hoặc laser, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần mô nướu dư thừa, định hình lại đường viền nướu sao cho cân đối, hài hòa với nụ cười.
  • Chỉnh sửa hình dạng nướu (nếu cần): Bác sĩ có thể tinh chỉnh thêm đường viền nướu để tạo sự mượt mà, tự nhiên và đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
  • Khâu vết mổ: Sau khi hoàn thành việc cắt nướu và chỉnh sửa, bác sĩ sẽ khâu vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ, giúp vết thương nhanh lành và hạn chế sẹo.
  • Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật: Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và những lưu ý quan trọng để đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Phẫu thuật cười hở lợi bao lâu thì lành?

Thông thường, sau phẫu thuật cười hở lợi, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường ngay trong ngày đầu tiên. Khoảng 7 – 10 ngày sau, vết thương sẽ dần hồi phục và bệnh nhân được hẹn tái khám để cắt chỉ (nếu có).

Tuy nhiên, thời gian lành thương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Cách chăm sóc răng miệng.
  • Chế độ ăn uống.
  • Cơ địa từng người.

Để vết thương nhanh chóng hồi phục, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và lưu ý:

  • Tránh thực phẩm gây tổn thương vết thương: Không ăn đồ cứng, dai, sắc nhọn để tránh làm ảnh hưởng đến chỉ khâu.
  • Hạn chế cử động mạnh vùng môi, má: Tránh cười quá rộng hoặc nói chuyện quá nhiều để không gây áp lực lên vùng phẫu thuật.
  • Không tác động trực tiếp vào vết thương: Hạn chế chạm tay, khạc nhổ hoặc dùng lưỡi chạm vào khu vực phẫu thuật.
  • Xử lý khi vết thương rỉ máu: Trong 2 ngày đầu, có thể xảy ra tình trạng rỉ máu nhẹ. Khi đó, hãy ép chặt miếng gạc sạch vào vị trí chảy máu và tránh tác động mạnh.
  • Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục mà còn đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng đau kéo dài, chảy máu nhiều hoặc nhiễm trùng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phẫu thuật cười hở lợi và các phương pháp điều trị phù hợp.

Mặc dù đây là một tiểu phẫu nha khoa đơn giản, nhưng để đảm bảo giảm thiểu đau đớn, hạn chế biến chứng và đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối ưu, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang bị công nghệ hiện đại.

Thăm khám kỹ lưỡng – Lựa chọn đúng phương pháp – Chăm sóc đúng cách chính là chìa khóa giúp bạn có được nụ cười tự tin và hoàn hảo nhất!

 

Bài viết liên quan