logosite
0%
Loading ...

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại gồm mấy bước

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha truyền thống, hiệu quả cao và được nhiều người tin chọn nhờ khả năng điều chỉnh tốt, chi phí hợp lý. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn, quá trình niềng răng cần được thực hiện theo đúng quy trình và kỹ thuật. Vậy niềng răng mắc cài kim loại gồm mấy bước? Hãy cùng Nha khoa One Way tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

Thăm khám, chụp phim và tư vấn

Đây là bước khởi đầu đóng vai trò then chốt trong toàn bộ quá trình điều trị. Khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và tư vấn cá nhân hóa dựa trên tình trạng răng miệng hiện tại.

công nghệ tiên tiến

Các bước thực hiện bao gồm:

  • Thăm khám tổng quát khoang miệng để đánh giá sức khỏe răng, nướu và cấu trúc hàm.
  • Chụp phim X-quang (Panorex, Cephalometric) và scan mẫu hàm 3D nhằm phân tích toàn diện tình trạng răng, chân răng, xương hàm và khớp cắn.
  • Đánh giá mức độ sai lệch khớp cắn: răng hô, móm, chen chúc, thưa, lệch khớp giữa,…

Dựa vào những dữ liệu trên, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chi tiết và cá nhân hoá với từng tình trạng răng của khách hàng, nhằm mang đến hiệu quả chỉnh nha tối ưu nhất.

Vệ sinh răng miệng và các vấn đề liên quan

Việc đảm bảo một nền răng – nướu khỏe mạnh trước khi niềng là điều kiện tiên quyết giúp hạn chế biến chứng như tiêu xương, viêm nhiễm, hoặc đau kéo dài khi niềng răng. Đây cũng là yếu tố quyết định đến tốc độ dịch chuyển răng và độ ổn định sau điều trị.

điều trị răng nha khoa dự phòng
Vì vậy, trước khi bước vào giai đoạn gắn mắc cài, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật tiền chỉnh nha nhằm đảm bảo răng miệng ở trạng thái tốt nhất, hỗ trợ quá trình dịch chuyển răng diễn ra an toàn và hiệu quả.
Cụ thể, các bước chuẩn bị bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng chuyên sâu: Cạo vôi răng, đánh bóng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại – giúp giảm nguy cơ viêm nướu trong quá trình niềng.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy,… nhằm ngăn ngừa biến chứng trong suốt quá trình chỉnh nha.
  • Nhổ răng (nếu cần): Trong những trường hợp răng chen chúc nghiêm trọng hoặc khớp cắn sai lệch, bác sĩ có thể chỉ định nhổ một số răng (thường là răng số 4) để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Tiến hành gắn mắc cài và dây cung – bắt đầu hành trình niềng răng

Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên thân răng thông qua keo nha khoa chuyên dụng, đảm bảo độ bám dính cao mà không gây tổn hại men răng. Tiếp theo là luồn dây cung vào các mắc cài, sau đó cố định bằng thun chỉnh nha để tạo lực kéo phù hợp.

niềng răng mắc cài
Tùy theo từng giai đoạn điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng các loại dây cung có độ đàn hồi và kích thước khác nhau để tạo lực di chuyển răng có kiểm soát.

Tái khám và điều chỉnh định kỳ

Trong suốt quá trình niềng răng, khách hàng sẽ cần duy trì lịch tái khám đều đặn từ 3–6 tuần/lần, theo lịch hẹn cá nhân hóa được bác sĩ chỉnh nha chỉ định. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo răng dịch chuyển đúng hướng và đúng tốc độ theo phác đồ điều trị đã lập từ ban đầu.
Tại mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ thực hiện:

  • Đánh giá tiến độ di chuyển của răng qua quan sát lâm sàng và phim X-quang (nếu cần).
  • Thay dây cung và thun chỉnh nha, điều chỉnh độ đàn hồi và hướng lực phù hợp với giai đoạn hiện tại.
  • Kiểm tra tình trạng mắc cài, dây cung, và vệ sinh răng miệng, đảm bảo không có tổn thương mô mềm hay viêm nhiễm.
  • Tư vấn và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách trong giai đoạn mang mắc cài.

Việc tái khám đúng hẹn không chỉ giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, mà còn giúp bác sĩ kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chỉnh nha – từ đó rút ngắn tổng thời gian điều trị và nâng cao tính ổn định sau niềng.
Tùy theo tình trạng răng miệng của mỗi người, tốc độ đáp ứng theo cơ địa và sự tuân thủ của khách hàng mà thời gian niềng sẽ khác nhau, trung bình sẽ từ 18 – 24 tháng.

Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì

Khi răng đã được sắp xếp đều đặn, khớp cắn chuẩn và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trong phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành tháo hệ thống mắc cài và chuyển sang giai đoạn đeo hàm duy trì – bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong toàn bộ quá trình niềng răng.
Việc đeo hàm duy trì đúng thời lượng và hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố then chốt giúp duy trì kết quả niềng răng bền vững, hạn chế tình trạng răng xô lệch hoặc tái sai lệch sau điều trị.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình niềng răng mắc cài kim loại. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề răng miệng, hãy liên hệ ngay với nha khoa One Way để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Bài viết liên quan